- SEO Site Checkup công cụ giúp bạn có thể phân tích nhiều yếu tố của website như là các vấn đề phổ biến trong việc tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm (kiểm tra thẻ meta, heading, title, url thân thiện...), việc tối ưu hóa tốc độ của website (kích thước của trang, thời gian tải trang, kiểm tra CDN, CSS và Javascript Minification...), tính thân thiện với thiết bị di động, kiểm tra các tính năng nâng cao cho SEO (kiểm tra nofollow tag, noindex tag, canonical...).
- SEOptimer công cụ phân tích trang web dựa trên nhiều yếu tố như là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, ranking của website, khả năng tương thích trên nhiều thiết bị, tốc độ, bảo mật trang web, các công nghệ mà trang đang sử dụng để xây dựng website.
Ngoài ra nó còn có một số điểm mà mình cảm thấy khá thích thú như là đề xuất đưa ra các giải pháp để khắc phục vấn đề của trang web hiện tại, các chỉ số được biểu thị dưới biểu đồ giúp chúng ta có cái nhìn trực quan và dễ hiểu hơn. - Website Grader là công cụ phân tích website dựa trên 4 yếu tố chính là tốc độ, seo, mobile và bảo mật.
- Ahref là công cụ kiểm tra hơn 100 vấn đề SEO được xác định từ trước như là:
+ Hiệu suất: trang chậm, file CSS và HTML quá lớn.
+ Thẻ HTML: thiếu, trùng lặp hay độ dài thẻ tiêu đề không tối ưu...
+ Thẻ các trang xã hội: kiểm tra các thẻ Open Graph và Twitter.
+ Chất lượng nội dung: Số lượng từ của trang quá ít, các trang trùng lặp...
+ Tài nguyên: các vấn đề với hình ảnh, Javascript, CSS. - Sitechecker là công cụ miễn phí giúp bạn có thể kiểm tra các kỹ thuật SEO cho trang web như là: + Kiểm tra thẻ tiêu đề, mô tả, kích thước của trang.
- Semrush là công cụ phân tích các vấn đề SEO dành cho website và được chia thành ba nhóm chính là lỗi, cảnh báo và thông báo. Nó chủ yếu tập trung vào việc đưa ra các lỗi về tốc độ website đặc biệt là trên thiết bị di động, kiểm tra các vấn đề về đường link ở trong trang, cách tổ chức cấu trúc của trang web,…
- SEO tester online phân tích website dựa trên 4 yếu tố chính là yếu tố căn bản(google snippet, thẻ tiêu đề, sitemap, có sử dụng https…), nội dung(các từ khóa của trang, kích thước trang, alt cho hình ảnh, title cho tiêu đề…), tốc độ(có sử dụng preload, thời gian người dùng có thể tương tác, có lazyload cho hình ảnh…) và trang mạng xã hội của website(Có sử dụng opengraph, twitter card, plugin facebook share, twitter retweet..).
- MOZ (Free Domain SEO) là công cụ kiểm tra SEO với các yếu tố chính là chỉ số DA(Domain Authority), các trang có chỉ số top PA(Page Authority), các backlink, các keyword phổ biến của trang web, các trang tương tự nội dung với website của bạn,…
- Nibbler là công cụ phân tích website toàn diện như là kiểm tra các thẻ meta tag, khả năng tối ưu url, trạng thái của trang 404, có thân thiện với thiết bị di động, độ phổ biến của trang web trên mạng xã hội và các công cụ kiểm tra rank hiện nay,…
- Google search console là một công cụ của Google và hoàn toàn miễn phí giúp bạn có thể phát hiện các lỗi, vấn đề của website trên thiết bị điện thoại và máy tính để bàn. Ngoài ra mình thấy nó còn rất nhiều tính năng khác như là giúp đưa nội dung của website lên công cụ tìm kiếm Google, hiểu cách công cụ tìm kiếm xem các trang của bạn, đưa ra các báo cáo phân tích tìm kiếm để từ đó có thể tối ưu nội dung của bạn tốt hơn.
- Seobility là công cụ kiểm tra seo hoàn toàn miễn phí giúp bạn có thể biết được các vấn đề kỹ thuật mà trang web đang gặp phải như là: + Thông tin thẻ meta: độ dài của thẻ meta title và description, các thẻ meta ngăn không cho công cụ tìm kiếm index trang web, kiểm tra canonical…
- Site guru là công cụ giúp bạn kiểm tra tất cả các vấn đề kỹ thuật về việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm dành cho trang web như kiểm tra tiêu đề, tốc độ của website, nội dung trùng lặp, kiểm tra sitemap.xml, các trang bị lỗi, tìm kiếm các đường dẫn bị lỗi,…
- Google Mobile Friendly là công cụ giúp đo sự tiện dụng của trang web khi người dùng sử dụng trang trên thiết bị di động. Đồng thời sẽ đưa ra các lỗi nếu phát hiện vấn đề trên website của bạn.
- Mobile Moxie cũng là một công cụ kiểm tra tốc độ website và thời gian hiển thị nội dung trên các thiết bị điện thoại. Điểm mình cảm thấy thích ở công cụ này là cho phép chúng ta chọn vị trí địa lý và kiểm tra đa dạng trên các thiết bị điện thoại điện thoại phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nó chỉ cho phép sử dụng 3 lần trên tháng với phiên bản miễn phí.
- Ngoài ra còn một số công cụ nghiên cứu từ khóa khác như Google Trend, Answer the public, Soovle, Google Ads Keyword Planner, Keywordtool IO, Exploding Topics, QuestionDB, People Also Ask, Reddit Keyword
+ Tìm hình ảnh có kích thước lớn hoặc không có thẻ title hay alt.
+ Tìm các các lỗi kỹ thuật SEO nâng cao như là thiếu robots.txt, trang 404, 301 redirect...
+ Kiểm tra tốc độ website trên thiết bị điện thoại và máy tính để bàn.
+ Chất lượng trang: Kiểm tra số lượng từ, nội dung trùng lặp, thuộc tính alt cho hình ảnh…
+ Trang và cấu trúc link: nội dung của thẻ h1, các đường dẫn trong trang…
+ Thiết lập phía server: kiểm tra thiết lập giữa domain chính với các subdomain, số lượng file CSS, Javascript, kích thước file HTML,…