Định luật vô thường của nhà Phật:"Thành, trụ, hoại, diệt". Tức là trên đời không có cái gì có thể trường tồn vĩnh cửu, không có gì là chắc chắn, không có gì trên đời là không thể thay đổi được. Vì Không gì là không thể thay đổi được và không có gì là trường tồn vĩnh cửu nên không vướng mắc vào có và không nên thiên kinh vạn quyển, cũng chỉ là tu tâm, tức là làm cái gì thì tập trung vào cái đó.
Ý nghĩa căn cốt của kinh Hoa Nghiêm là trình bày vạn pháp do tâm sanh. Tâm là thực thể của vạn pháp. Kinh Hoa Nghiêm, đức Phật chỉ cho chúng-sanh thấu rõ cội nguồn của xum la vạn tượng do mê thức vọng tưởng nghiệp duyên hình thành, các pháp hiện hành trong vũ trụ là huyễn hóa, như hoa trong gương, như trăng trong nước. Tất cả vạn pháp trong pháp giới đều từ tâm sanh. Tâm trùm khắp cả pháp giới. Tất cả vạn hữu vũ trụ có thể nằm gọn trong hạt cải. Hạt cải có thể thâu nhiếp tất cả vũ trụ vạn pháp. Thể tánh của Tâm nhiếp thâu tất cả. Tất cả là một, một là tất cả. Đó là bản tánh vô ngại của Tâm.
Từ xưa đến nay, các bậc thánh nhân, hiền nhân, càng là gặp phải những việc lớn kinh thiên động địa và phi thường, hiểm nguy cận kề, chịu đựng những việc mà người thường không chịu được, lãnh chịu mọi nhục nhã và bất công trên thế gian, lưu danh muôn thuở, thành công vĩnh cửu thì càng có thể tĩnh tâm như nước, thấy biến mà không hề sợ hãi. Do đó phàm là người làm được việc lớn thì nhất định phải là người có “tĩnh khí”. Binh gia có câu: “Đạo làm tướng, trước hết phải giữ được tâm, núi Thái Sơn sụp đổ ngay trước mắt mà sắc mặt không thay đổi, con nai có nhảy múa bên cạnh thì mắt vẫn không liếc”. Nói đơn giản hơn, “tĩnh khí” chính là có thể bảo trì tâm thái bình thản để đưa ra những quyết định mang tính trọng yếu và chiến lược.