Tập trung là bí mật vĩnh cửu của mọi thành công, bạn không cần có tài năng thiên bẩm để thành công bởi vì người tài năng nhất trong số những người tài năng chính là người biết tập trung. Thành công không phải là phép màu nhiệm hay sự lừa gạt, nó chỉ đơn giản
là học cách tập trung (Jack Canfield). Năng lực để giải quyết những vấn đề cực hóc búa là dùng tâm để để giải quyết vấn đề, tức là làm cái gì thì tập trung vào cái đó. Bạn có thể ứng dụng phương pháp tập trung để làm xuất sắc trong các lĩnh vực như Toán học, Vật lý, Hóa học, Y học, Thể thao, Khí công, Tâm linh, Tôn giáo, Tư duy, Khoa học Máy tính, Kinh tế, Quân sự, Quốc phòng, Điện ảnh, Đầu bếp, Hacker, Thời trang, Nhiếp ảnh, Đồ họa, Cơ khí, Điện tử, Tự động hóa, Kiến trúc, Sáng tạo,...
Nếu nghiên cứu về cuộc đời của những nhân vật đạt giải Nobel, Oscar, ACM A. M. Turing Award,.. có tầm ảnh
hưởng khác từ trước đến nay, bạn sẽ nhận thấy họ đều có điểm chung là làm
việc sâu. Làm việc sâu (Deep Work) được định nghĩa là làm việc tập trung trong một thời gian dài liên tục, không bị gián đoạn bởi các yếu tố gây nhiễu bên ngoài. Đúng là không phải công việc nào hay bất kì giai đoạn nào cũng có thể hoặc cũng nên làm việc sâu. Nhưng kĩ năng này đang khan hiếm dần, nên nếu làm được thì sẽ cực kì nổi bật.
Ví dụ, nhà lý luận Michel de Montaigne ở thế kỷ XVI từng làm việc
trong một thư viện riêng được ông xây dựng ở tòa tháp phía nam, nơi có các
bức tường đá của lâu đài Pháp bao quanh, trong khi đó, Mark Twain cũng đã
viết phần lớn cuốn The Adventures of Tom Sawyer (Những cuộc phiêu lưu
của Tom Sawyer) tại một nhà kho ở Quarry Farm, New York. Twain say mê
viết sách tới mức tự cô lập bản thân, gia đình ông phải thổi tù và gọi ông về
khi đến giờ cơm.
Giáo sư Donald Knuth, ông vốn là người nổi tiếng với nhiều cuộc cách tân trong lĩnh vực khoa học máy tính, trong đó đáng chú ý phải kể đến việc phát triển phương pháp phân tích hiệu suất thuật toán đầy chuẩn xác. Nếu truy cập vào trang web của Knuth tại Stanford với ý định tìm kiếm địa chỉ e-mail của ông, bạn sẽ bắt gặp ghi chú sau: "Tôi đã trở thành một người hạnh phúc kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1990, khi không còn sử dụng e-mail nữa. Tôi đã dùng e-mail suốt từ năm 1975, và với tôi, 15 năm dùng e-mail là quá đủ cho một đời người. E-mail là phương tiện tuyệt vời đối với những ai nắm giữ vai trò quan trọng. Nhưng tôi thì không; vai trò của tôi không đáng kể. Những việc tôi làm thường mất hàng giờ nghiên cứu và tập trung liên tục."
Theo dòng lịch sử, hãy cùng xem xét trường hợp của nhà biên kịch kiêm đạo
diễn Woody Allen. Trong suốt 44 năm, từ năm 1969 đến năm 2013, WoodyAllen đã viết và đạo diễn 44 bộ phim, nhận được 23 đề cử cho giải Oscar –
một tỷ lệ phản ánh năng suất lao động nghệ thuật đáng ngưỡng mộ. Trong
suốt thời gian này, Allen chưa từng sở hữu một chiếc máy tính nào; thay vì
đánh máy tất cả các tác phẩm của mình và để tránh bị các thiết bị điện tử gây
sao lãng, ông đã dùng chiếc máy đánh chữ thủ công kiểu Olympia SM3 do
Đức sản xuất.
Ngoài ra còn có Peter Higgs, nhà vật lý lý thuyết, cũng từ chối
máy tính và làm việc bằng cách ngắt hết tất cả kết nối để cánh báo chí không
thể tìm được ông sau khi biết ông đoạt giải Nobel.
Ngược lại, J. K. Rowling
dù vẫn sử dụng máy tính, nhưng bà lại tránh xa các phương tiện truyền thông
xã hội trong suốt thời gian viết bộ tiểu thuyết Harry Potter – dù ở giai đoạn
này, công nghệ đang nổi lên và rất phổ biến trong giới truyền thông. Cuối
cùng, đội ngũ nhân viên của Rowling cũng lập một tài khoản Twitter dưới tên
bà vào mùa thu năm 2009, khi bà đang viết cuốn The Casual Vacancy
(Khoảng trống) và trong một năm rưỡi đầu tiên, dòng tweet duy nhất bà
đăng là: “Đây thực sự là tôi, nhưng tôi e rằng các bạn sẽ không nghe ngóng
được gì từ tôi đâu, vì giấy bút mới là ưu tiên của tôi lúc này.”
Tất nhiên, làm việc sâu không hề bị giới hạn về lịch sử hay kỹ thuật. Bill Gates, Giám đốc Điều hành (CEO) của Microsoft, đã tiến hành “Tuần Suy
nghĩ” hai lần mỗi năm và trong khoảng thời gian này, ông sẽ tự cô lập bản
thân (thường là trong một ngôi nhà ven hồ), không làm gì khác ngoài việc
đọc và suy nghĩ về những ý tưởng lớn. Trong Tuần Suy nghĩ năm 1995,
Gates đã viết bản ghi chú “Internet Tidal Wave” (tạm dịch: Cơn sóng thần
mang tên Internet). Chính bản ghi chú nổi tiếng này đã hướng sự chú ý của
Microsoft tới một công ty mới nổi có tên Netscape Communications.
Neal Stephenson là tác giả cyberpunk nổi tiếng, người đã góp phần hình thành
nên quan niệm phổ biến của chúng ta về thời đại Internet. Với bản tính lập dị,
hoài nghi của ông, người ta gần như không thể tiếp cận với ông qua hệ thống
điện tử. Trang web của ông không cung cấp địa chỉ e-mail mà lại đăng một
bài viết giải thích lý do tại sao ông lại cố tình không sử dụng các phương tiện
truyền thông xã hội. Ông từng giải thích về sự thiếu sót này rằng: “Nếu tôi tổ
chức cuộc sống của mình để có được những quãng thời gian liên tục, không
bị gián đoạn, thì tôi có thể viết được nhiều tiểu thuyết hơn. Nếu thay vào đó
tôi thường xuyên bị gián đoạn thì sao? Thay vì một cuốn tiểu thuyết sẽ
trường tồn… thì lại có một loạt các e-mail mà tôi phải gửi cho từng người
một.